– Ươm, trồng
+ Khi hạt lú mầm thì ươm vào bầu đất
+ Cây lớn có 2 – 3 lá thật thì đem trồng, cây con dễ bị ốc sên và các loại sâu ăn nên cần che chắn giai đoạn này
+ Có thể gieo trực tiếp hạt sau khi ngâm ủ nhưng cần che chắn cẩn thận
+ Giai đoạn này tưới nhẹ đủ ẩm cho cây, tránh làm xói rễ và dập lá
– Dinh dưỡng, nước tưới
+ Khoảng 1 tháng sau khi trồng nên bón thúc thêm cho cây các phân vô cơ để cây tập trung ra hoa, quả
+ Ngày nắng tưới 2 lần/ngày, tưới trước 9h và sau 15h, các ngày mưa nhỏ buổi sáng thì cần tưới thêm vào buổi chiều, nếu mưa nhỏ vào buổi trưa thì nên tưới đẫm ngay lúc đó để tránh tình trạng cây bị bỏng
– Cắt tỉa ngọn, lá
+ Khi cành chính cây leo được 1/3 chiều dài giàn thì tiến hành bấm đọt cành cấp 1 để cây ra cành cấp 2
+ Khi cành cấp 2 leo được 2/3 giàn thì tiến hành bấm đọt cành cấp 2 để cây ra cành cấp 3 và tập trung dinh dưỡng ra quả
+ Khi cây leo quá sức giàn, bạn tiến hành chọn các cành cấp 2 già yếu và cắt bỏ để cây tập trung dinh dưỡng nuôi các cành khỏe ra hoa quả tiếp theo
+ Cắt tỉa thường xuyên cành lá già và sâu bệnh
+ Thường xuyên thụ phấn cho hoa cái nếu vườn ít ong bướm
– Sâu bệnh
+ Bọ dưa: Bọ dưa phát triển gây hại nhiều vào mùa khô. Chúng phá hại vào sáng sớm và chiều tối. Bọ trưởng thành hại mạnh khi cây có 4-5 lá, mật độ bọ cao có thể làm trụi hết lá, cây phát triển kém. Giai đoạn này thường xuyên dùng vợt để bắt bọ dưa, khi cây dưa lớn, bọ dưa không phá hoại nữa.
+ Rệp mềm: Rệp trưởng thành và ấu trùng có màu vàng nhạt hoặc xanh đen. Rệp sống tập trung ở chồi non và ở mặt dưới lá khi cây có 2 lá mầm đến khi thu hoạch và mạnh nhất sau khi cây đậu trái, tán lá rậm rạp, rệp chích hút nhựa làm cho ngọn dưa chùn lại, cây sinh trưởng kém, mật độ rệp cao có thể làm khô cả lá. Dùng các dung dịch sinh học hoặc thuốc BVTV để phun cho cây khi thấy có dấu hiệu xâm hại của rệp
+ Bọ rùa 28 chấm: ấu trùng và con trưởng thành ăn lá. Nếu mật số bọ rùa cao, lá có thể bị ăn trơ trụi chỉ còn gân chính, làm cây sinh trưởng kém, ruộng dưa xơ xác. Con trưởng thành hoạt động mạnh vào lúc sáng sớm và chiều mát. Dùng vợt để bắt bọ rùa, ngắt bỏ những lá có ấu trùng.
– Thu hoạch
+ Khi bông ở đầu trái khô lại thì thu hoạch
+ Nên dùng kéo để cắt chừa cuốn lại khoảng 1 – 2cm để trái tươi lâu hơn