Đôi nét về COVID-19

Trước tình trạng dịch bệnh tăng nhanh và diễn biến phức tạp, người dân hoang mang lo sợ về các thông tin tràn lan trên mạng; Tính đến thời điểm hiện tại (10/03/2020) đã có 113.799 ca nhiễm và 3.879 trường hợp tử vong trên thế giới, trong đó, Trung Quốc: 80.735; 81 quốc gia và vùng lãnh thổ khác: 33.026 và Việt Nam đã lên đến 32 ca nhiễm (theo Bộ Y tế). Vậy căn bệnh này có triệu chứng và lan truyền như thế nào? Cách phòng ngừa và chữa trị ra sao? Nó có đang sợ như những gì các trang thông tin đã đăng hay không?

Giới thiệu

  • Virus corona được phát hiện vào những năm 1960; Những người đầu tiên được phát hiện là nhiễm virus viêm phế quản truyền nhiễm ở gà và 2 loại virus từ khoang mũi của bệnh nhân bị cảm lạnh thông thường được đặt tên là coronavirus 229E ở người và coronavirus OC43 ở người. Các thành viên khác của họ virus này như:SARS-CoV năm 2003,HCoV NL63 năm 2004, HKU1năm 2005, MERS-CoV năm 2012 và SARS-CoV-2 năm 2019.
  • Tên “coronavirus” có nguồn gốc từ tiếng Latin corona, có nghĩa là vương miện hoặc hào quang, Coronavirus thường gây ra các triệu chứng cảm lạnh thông thường, nhiễm trùng mũi, xoang hoặc cổ họng và lây lan qua hắt hơi, ho. Tuy nhiên, nó có thể dẫn đến các bệnh hô hấp nghiêm trọng hơn ví dụ như hội chứng hô hấp cấp tính(SARS) và gây tử vong.
  • COVID-19 còn được gọi là bệnh viêm phổi Vũ Hán, là một bệnh viêm đường hô hấp cấp tính truyền nhiễm và được gây bởi chủng virus corona mới được gọi làSARS-CoV-2 (trước đây gọi tạm thời là 2019-nCOV). Căn bệnh này lần đầu tiên xuất hiện tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. (theo Wikipedia.org)
Hình ảnh mô phỏng virus SARS-CoV-2 (Wikipedia.org)

Triệu chứng và phương thức lây bệnh

  • Người bị nhiễm bệnh có thể không có triệu chứng gì hoặc có triệu chứng từ nhẹ đến nặng bao gồm: sốt, ho, khó thở và tiêu chảy. Các triệu chứng này có thể xuất hiện từ 2 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc nguồn bệnh. Tới khi khởi phát, nCOV có thể diễn biến đến viêm phổi nặng, suy hô hấp tiến triển và tử vong, đặc biệt ở những người có bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch.
  • Bệnh có thể lây từ người này sang người kia thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh như việc ho, hắt hơi hay bắt tay. Bệnh cũng có thể bị lây từ việc ai đó chạm tay vào một vật mà người bệnh chạm vào, sau đó đưa lên miệng, mũi, mắt họ. Những người chăm sóc bệnh nhân cũng có thể bị nhiễm khi xử lý các chất thải của người bệnh
  • Một người nhiễm bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng sau thời gian ủ bệnh kéo dài từ 2 đến 14 ngày, trong thời gian đó nó vẫn có thể truyền nhiễm.

Cách chữa trị và phòng ngừa

Hiện nay, bệnh vẫn chưa có thuốc điều trị và vắc-xin phòng ngừa. Để bảo vệ tốt cho bản thân và cũng như gia đình chúng ta cần:

  1. Rửa tay thường xuyên bằng dung dịch rửa tay, cồn hoặc xà phòng và nước đúng cách.
  2. Thường xuyên khử trùng các bề mặt và vật dụng: bàn, ghế, điện thoại,…
  3. Giữ vệ sinh nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ.
  4. Tránh đi lại khi bị sốt hoặc ho và hạn chế đên nơi đông người.
  5. Nếu cảm thấy không khỏe, ho, khó thở,…nên ở nhà và liên hệ/đi khám bác sĩ để phát hiện và điều trị kịp thời.
  6. Thường xuyên súc miệng họng và giữ ấm cơ thể, không đưa tay lên mũi miệng.
  7. Học cách đảm bảo an toàn cho bản thân tại trường học, cơ quan và địa điểm tôn giáo.
  8. Tự cập nhật kiến thức về COVID-19 từ các nguồn thông tin chính thống (bộ y tế, WHO, chuyên gia y tế địa phương…)
  9. Tập thể dục thường xuyên, bổ sung vitamin C tự nhiên, duy trì cân nặng khỏe mạnh, ngủ đủ giấc, hạn chế rượu bia và thuốc lá, ăn nhiều trái cây,… để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
  10. Không khạc nhổ bữa bãi, sử dụng khăn giấy để che miệng khi ho hoặc ắc xì.
  11. Hạn chế tiếp xúc với động vật hoang dã.
  12. Không ăn thịt tái và sống.

Bên cạnh đó, trên các trang mạng hoặc khi ta đi vào một cửa hàng và bạn sẽ tìm thấy những chai thuốc và các chế phẩm thảo dược tuyên bố “hỗ trợ miễn dịch” hoặc nói cách khác là tăng cường sức khỏe cho hệ thống miễn dịch của bạn. Mặc dù một số chế phẩm đã được tìm thấy để thay đổi một số thành phần của chức năng miễn dịch, cho đến nay không có bằng chứng nào cho thấy chúng thực sự tăng cường khả năng miễn dịch đến mức bạn được bảo vệ tốt hơn chống lại nhiễm trùng và bệnh tật. Chứng minh liệu một loại thảo mộc – hoặc bất kỳ chất nào, cho vấn đề đó – có thể tăng cường khả năng miễn dịch, vẫn là một vấn đề rất phức tạp. Các nhà khoa học không biết, ví dụ, liệu một loại thảo mộc dường như làm tăng mức độ kháng thể trong máu có thực sự làm bất cứ điều gì có lợi cho khả năng miễn dịch tổng thể hay không (theo đại học Harvard).

Vì thế, hãy là một người tiêu dùng thông mình tránh dẫn đến việc “tiền mất tật mang”!!!

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

EnglishVietnamese