QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI DỊCH VỤ TƯ VẤN VÀ CHỨNG NHẬN TIÊU CHUẨN VietGAP (P1)

Trung tâm Hỗ trợ Trang trại và Doanh nghiệp Nông nghiệp Việt Nam được thành lập nhằm mục đích hỗ trợ trang trại và doanh nghiệp nông nghiệp sản xuất bền vững và thương mại công bằng. Trung tâm với hoạt động vai trò là một tổ chức tư vấn chứng nhận đưa ra các bước triển khai áp dụng Tiêu chuẩn VietGAP, giúp giải đáp các câu hỏi: các bước thực hiện như thế nào? Thời gian thực hiện ra sao?,… để giúp các đơn vị có nhu cầu xây dựng, áp dụng Tiêu chuẩn vietGAP có một cái nhìn tổng quát hơn về công việc cần làm.

Các bước xây dựng và ứng dụng VietGAP tại trang trại

THỜI GIAN TRIỂN KHAI

Thời gian triển khai phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ hưởng ứng của người quản lý trang trại thể hiện thông qua tiến độ triển khai áp dụng, năng lực và khả năng hỗ trợ của chuyên gia tư vấn,… thời gian triển khai áp dụng VietGAP thông thường như sau:

  1. Xây dựng và áp dụng VietGAP từ 30 ngày đến 90 ngày hoặc tính theo mùa vụ của cây trồng dự kiến áp dụng VietGAP (do quản lý trang trại hoặc do chuyên gia tư vấn hỗ trợ lên kế hoạch thực hiện).
  2. Đăng ký và đánh giá chứng nhận: 14 đến 21 ngày hoặc có thể lâu hơn (tùy thuộc vào kết quả đánh giá và kết quả kiểm nghiệm mẫu). Chú ý: tại thời điểm đánh giá chứng nhận trang trại phải có nông sản thành phẩm để thực hành thao tác thu hoạch và sẵn sàng xuất bán, đồng thời làm mẫu kiểm nghiệm sản phẩm cuối cùng.

CÁC GIAI ĐOẠN TRIỂN KHAI

Giai Đoạn 1: Khảo Sát, Điều Tra Ban Đầu
  • Việc khảo sát, điều tra ban đầu có ý quan trọng trong việc đánh giá hiện trạng của trang trại, phương pháp canh tác, thói quen canh tác, thói quen sử dụng phân bón và thuốc BVTV,… để ghi nhận, xem xét và có tư vấn thay đổi theo các yêu cầu của tiêu chuẩn VietGAP.
  • Sau hoạt động khảo sát, điều tra ban đầu có thể đánh giá thực trạng đáp ứng ban đầu, các điểm chưa phù hợp, tư vấn các thay đổi cần thực hiện và hoạch định được kế hoạch thực hiện.
Giai Đoạn 2: Đào Tạo, Xây Dựng Vá Áp Dụng Thực Hành
  • Ban quản lý VietGAP của trang trại; Cán bộ kỹ thuật; Người lao động cần được đào tạo đầy đủ các quy định trong Tiêu chuẩn Việt Nam để có nhận thức và thực thi chuyển đổi canh tác theo VietGAP một cách thuận lợi. Ngoài ra, trang trại cần được đào tạo một đánh giá viên nội bộ để kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc tuân thủ áp dụng VietGAP tại trang trại. Sau khi được đào tạo đầy đủ về các yêu cầu trong VietGAP thì nhóm này cùng chuyên gia tư vấn sẽ triển khai xây dựng các quy trình, hướng dẫn thực hiện công việc trong trang trại cho tất cả các khâu trong trình sản xuất cũng như thiết lập biểu mẫu ghi chép giám sát, chuẩn hóa quy trình thực hiện và có hồ sơ, bằng chứng cho việc truy xuất nguồn gốc.
  • Sau khi hệ thống quy trình hướng dẫn và biểu mẫu được chuẩn hóa sẽ được thống nhất ban hành và áp dụng cho tất cả các trang trại.
Giai Đoạn 3: Kiểm Tra Nội Bộ

Khi các quy trình, hướng dẫn thực hiện, biểu mẫu ghi chép, giám sát đang được áp dụng khi cần đánh giá viên nội bộ có thể kiểm soát thường xuyên hoặc đột xuất các thao tác thực hiện của người lao động đã tuân thủ theo các quy trình, hướng dẫn thực hiện, biểu mẫu ghi chép đã được đào tạo, tập huấn.

Giai Đoạn 4: Đăng Ký Và Đánh Giá Chứng Nhận
  • Sau khi đảm bảo các nguyên tắc thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn VietGAP, trang trại cần đăng ký với một tổ chức chứng nhận VietGAP với sự hỗ trợ của Trung tâm Hỗ trợ Trang trại và Doanh nghiệp Nông nghiệp Việt Nam để cử đoàn chuyên gia xuống đánh giá thực tế tại trang trại làm cơ sở để có chứng chỉ VietGAP để chứng minh cho người tiêu dùng và đối tác sản phẩm của trang trại đã đạt được tiêu chuẩn VietGAP khẳng định thương hiệu và chất lượng.
  • Hoạt động đánh giá bao gồm việc đánh giá thực tế hành động canh tác trong trang trại, phỏng vấn người lao động, đánh giá sự phù hợp của quy trình, hướng dẫn đã thiết lập, kiểm tra tính đầy đủ rõ ràng của các biểu mẫu ghi chép đảm bảo thông tin truy xuất nguồn gốc, thông tin chi tiết về vật tư và hóa chất sử dụng.
  • Cũng trong giai đoạn này mẫu sản phẩm sẽ được chuyên gia đánh giá lấy mẫu đem đi kiểm nghiệm (rau và trái cây đang chuẩn bị thu hoạch hoặc đang thu hoạch) để phân tích các chỉ tiêu an toàn thực phẩm như dư lượng thuốc BVTV, kim loại nặng để thẩm tra lại việc tuân thủ theo quy trình VietGAP.
  • Nếu kết quả đánh giá thực tế và kết quả kiểm nghiệm sản phẩm đạt yêu cầu thì tổ chức chứng nhận sẽ cấp chứng chỉ phù hợp với Tiêu chuẩn Quốc gia về thực hành nông nghiệp tốt VietGAP theo TCVN 11892-1:2017, Chứng chỉ này được Bộ Khoa học và Công nghệ thừa nhận và có giá trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Còn tiếp…

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

EnglishVietnamese