CÁCH Ủ PHÂN HỮU CƠ VI SINH TỪ BÁNH DẦU ĐẬU PHỘNG, ĐẬU NÀNH

Đạm là nguyên tố đa lượng cần thiết nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Trong phương pháp canh tác hữu cơ, các loại phân ủ thông thường có hàm lượng dinh dưỡng thấp, hiệu quả tác động chậm nên chỉ thích hợp bón lót. Do đó, để đạt được hiệu quả trong sản xuất hữu cơ cần tìm ra loại phân có dĩnh dưỡng cao, tác động nhanh để bón thúc cho cây.

Bánh dầu đậu phộng, đậu nành là phế phẩm nông nghiệp làm phân rất tốt, trong bánh dầu có đến 40% lượng đạm hữu cơ, bón phân bánh dầu giúp cây phát triển xanh tốt cho năng suất cao. Tuy nhiên, bánh dầu không thể bón trực tiếp cho cây, phải qua quá trình ủ vi sinh EM chuyển hóa các chất hữu cơ thành các chất vô cơ cây trồng có thể hấp thụ được.

Ủ bánh dầu đậu phộng, đậu nành không đúng cách tốn nhiều thời gian, sinh ra vi sinh vật gây hại tạo mùi hôi thối. Bài viết giới thiệu các bạn làm vườn phương pháp ủ bánh dầu bằng vi sinh EM đã được thử nghiệm và ứng dụng thành công trên nhiều vườn rau.

Bánh dầu đậu phộng (nguồn internet)
Chuẩn bị vật liệu
  • EM gốc: 5 lít
  • Gỉ mật: 10 lít
  • Bánh dầu đậu phộng: 20 kg
  • Bã đậu nành: 20 kg
  • Thùng ủ có nắp: 2 cái
  • Lượng vật liệu có thể thay đổi tùy nhu cầu của vườn
Chuẩn bị trước khi ủ
  • Nhân EM thứ cấp: thời gian nhân EM thứ cấp từ 5 – 7 ngày, mỗi thùng ủ cho vào 5 lít EM thứ cấp và 5 lít gỉ mật, sau đó cho vào thùng 70 – 80 lít nước sạch và khuấy đều sau đó đậy nắp lại, 5 – 7 ngày sau mở ra nếu thấy dung dịch có mùi chua chua ngọt ngọt là thành công.
  • Bánh dầu nên xây thành bột trước khu ủ
EM thứ cấp sau khi nhân từ 5 – 7 ngày
Tiến hành ủ phân
  • Lấy 20kg nguyên liệu ủ cho vào từng thùng ủ đã nhân EM thứ cấp, dùng cây sạch khuấy đều cho nguyên liệu ngấm hết vào dung dịch EM thứ cấp sau đó đậy kín nắp
  • 5 ngày sau mở nắp kiểm tra nếu thấy dung dịch quá đậm đặc, có mùi nặng thì bổ sung thêm EM thứ cấp (khoảng 1 lít cho 1 thùng ủ).
  • 7 ngày sau tiếp tục kiểm tra, nếu vẫn còn mùi tiếp tục bổ sung EM thứ cấp
  • 15 ngày sau tiến hành cắt mạch poly peptide thành acid amin bằng cách sử dụng dứa chín hoặc đu đủ xanh. Lấy 1 lít dung dịch đang ủ đun đến nhiệt độ 500C sau đó cho khoảng 1 quả đu đủ xanh hoặc 1 quả dứa được cắt nhỏ cả vỏ sau đó bổ sung dung dịch mới pha vào thùng ủ.
  • Ở giai đoạn cắt mạch tốt nhất nên để thùng ủ ngoài nắng, nhiệt độ càng cao thì thời gian phân hủy càng nhanh và hiệu quả
  • 1,5- 2 tháng sau khi ủ, phân bánh dầu có thể sử dụng được
Cách dùng
  • Dùng để tưới cho cây giai đoạn sinh trưởng ra rễ thân lá
  • Tưới ẩm sâu 3-5cm cách gốc 5-10cm để tránh ngộ độc cây
  • Không tưới bánh dầu lên ngọn có thể gây thối ngọn
  • Có thể pha loãng EM thêm với nước tỉ lên 1:10 phun lên cây ngừa bệnh cho cây

Sau đây là video phân đươch ủ thành công sau 1,5 tháng

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

EnglishVietnamese