ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN TRONG TRUY XUẤT NGUỒN GỐC QUẢ THANH LONG

Việt Nam là nước đầu tiên và duy nhất, đã được phép xuất khẩu thanh long sang Úc kể từ tháng 9 năm 2017. Để đủ điều kiện xuất khẩu, Việt Nam phải đáp ứng một loạt các điều kiện nhập khẩu, một trong số đó là khả năng truy nguyên lại khu vực sản xuất thanh long. Để hỗ trợ hệ thống truy xuất nguồn gốc như vậy, Đại sứ quán Úc, Quỹ châu Á và Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp và Nông Thôn Việt Nam đã cùng nhau thiết lặp một nền tảng chứng minh dựa trên chuỗi khối (Blockchain) cho phép truy xuất nguồn gốc thanh long tại khu vực sản xuất của nông dân, cũng như cung cấp nhiều thông tin khác nhau gắn liền với hành trình của thanh long từ các trang trại ở Việt Nam đến các nhà nhập khẩu ở Úc.

            Nền tảng này được phát triển dựa trên công nghệ Blockchain có khả năng tạo niềm tin, tính minh bạch và trao quyền tuân thủ kỷ thuật số và có thể dễ dàng nhân rộng sang các sản phẩm nông nghiệp khác. Bằng các theo dõi kỹ thuật số nguồn gốc và quá trình di chuyển của sản phẩm trong toàn bộ chuỗi giá trị, các bên liên quan sẽ có quyền truy cập đầy đủ vào nhiều thông tin khác nhau. Với công nghệ Blockchain, luồng thông tin này có thể được chia sẽ rộng rãi để tăng cường    các quyết định ở tất cả các cấp của chuỗi cung ứng bao gồm cả người tiêu dùng cá nhân (Dang Duc Chien, 2017).

            Đến hết tháng 9 năm 2017, Hệ thống này đã được thí điểm ở hai công ty xuất khẩu thanh long là Công ty trái cây Hoàng Phát và Công ty TNHH Yasaka Fruit. Nhìn chung, chuỗi cung ứng của hai công ty khá ngắn và đơn giản. Công ty Hoàng phát mua thanh long trực tiếp từ các trang trại, sau đó sơ chế, đóng gói và xuât khẩu sang Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan. Trong khi đó, Yasaka không mua trái thanh long trực tiếp từ các trang trại mà thông qua các nhà cung cấp trung gian cư trú tại các khu vực sản xuất (tỉnh Long An). Sự quản lý chất lượng chính là điểm khác nhau giữa hai công ty (Dang Duc Chien, 2017)

Chuỗi cung ứng thanh long của Hoang Phat và Yasaka

Theo Dang Duc Chien, (2017), trên thực tế, nền tảng truy xuất nguồn gốc đã được Ethitrade xây dựng vào năm 2017. Hệ thống truy xuất nguồn gốc dự án này là phiên bản thích ứng cho quả thanh long. Quá trình tùy chỉnh nền tảng cho thanh long trải qua các bước sau:

            (1) Bước 1 – Nghiên cứu điều kiện nhập khẩu thanh long: Hiểu biết về các điều kiện nhập khẩu của Úc với thanh long rất quan trọng đối với thiết kế hế thống. Bước này nhằm xác định tất cả các điều kiện mà một nhà nhập khẩu phải đáp ứng và thông tin cần thiết được trình bày trong hệ thống truy xuất nguồn gốc theo các điều kiện đó. Chính phủ Úc đặt ra một số điều kiện cho thanh long nhập khẩu vào nước này. Một trong những điều quan trọng nhất là khả năng theo dõi các loại trái cây trở lại khu vực sản xuất. Thông tin truy xuất nguồn gốc phải được trình bày trên thùng carton bao gồm tuyên bố nguồn, mã cơ sở xử lý (TFC), số nhân dạng cơ sở xử lý, mã vùng trồng (PUC) (xem bảng 3);

Bảng 3. Yêu cầu nhập khẩu cho trái thanh long bởi Chính phủ Úc

STT

Nội dung

Yêu cầu chi tiết

1

Khung pháp lý

Đạo luật Kiểm soát thực phẩm nhập khẩu 1992

Bộ tiêu chuẩn thực phẩm Úc và New Zealand

Đạo luật An toàn Sinh học 2015

2

Sản phẩm

Quả thanh long tươi (Hylocereus spp.) cho người tiêu dùng

3

Tài liệu

Từ Úc: Giấy phép nhập khẩu được cấp bởi Bộ Nông nghiệp và Nguồn nước Úc

 Từ Việt Nam:Giấy chứng nhận Kiểm dịch Thực vật được cấp bởi Cục Bảo vệ Thực vật Việt Nam

4

Tuyên bố nguồn gốc

Phải xuất phát từ vùng sản xuất, sớ chế chế biến và xuất khẩu từ Việt Nam và được tuyên bố rằng “The fruit in this consignment have been produced in Vietnam in accordance with the conditions governing entry of fresh dragon fruit to Australia and in accordance with the Work Plan ‘Export of Fresh Fruits from Vietnam to Australia’ and inspected and found free of any pests of biosecurity concern to Australia.” (Tạm dịch là: “trái cây trong lô hàng này được sản xuất tại Việt Nam phù hợp với các điều kiện nhập khẩu thanh long tươi vào Úc và phù hợp với Chương trình ‘Xuất khẩu trái cây tươi của Việt Nam vào Úc’ và đã được kiểm dịch và không có bất kỳ loại côn trùng nào trong diện kiểm soát an toàn sinh học của Úc”)

 

Đóng gói, ghi nhãn

Bao bì an toàn

Bao bì phải được sản xuất từ sợi tổng hợp hoặc xử lý cao độ nếu có nguồn gốc thực vật. Không có nguyên liệu thực vật chưa qua chế biến như rơm trong bao bì. Các thùng riêng lẻ hoặc trái cây được xếp chồng phải được dán nhãn bằng một mã định danh duy nhất tạo điều kiện cho việc truy nguyên nguồn gốc. Các pallet phải được buộc chắt chắn.

Các thông tin sau đây phải được nhìn thấy trên mỗi thùng:

1. Product of Vietnam for Australia (Tạm dịch là: sản phẩm Việt Nam cho thị trường Úc);

2. Mã cơ sở xữ lý (TFC);

3. Số nhận dạng cơ sở xử lý (TIN).

 

Vận chuyển

Cho vận tải đường biển, số container và số niêm phong phải được xác nhận trên Giấy chứng nhận Kiểm dịch Thực vật,                văn kiện thương mại (ví dụ vận đơn), giữa 2 giấy tờ phải được tham chiếu.

 

Xử lý nhiệt hơi             nước nóng (VHT)

Trước khi giao hàng phải xử lý nhiệt hơi nước nóng (VHT) trong 40 phút với nhiệt độ 46,5oC với độ ẩm tối ưu 90%  được phê duyệt bởi các cơ quan có liên quan. Phải thể hiện các thông tin sau trong giấy chứng nhận Kiểm dịch Thực vật.

1. Chi tiết xử lý: ngày xử lý, nhiệt độ và thời gian;

2. Tên nhà đóng gói/cơ sở điều trị và số đăng ký;

3. Số thùng trên đơn hàng;

4. Số container và số niêm phong (chỉ dùng với vận tải biển)

 

Điều kiện vật lý

Không có côn trùng và dịch bệnh. Hàng hòa cũng phải đảm bảo không có chất gây ô nhiễm, bao gồm rác như lá cây, thân cây, đất, hạt giống cỏ dại, mãnh vụn, cành cây và các phần khác của cây goại trừ cuốn thanh long dưới 1 cm.

 

Kiểm tra

Trước khi xuất khẩu, các cây trồng hoặc sản phẩm từ cây trồng phải được kiểm tra bởi Cơ quan Kiểm dịch Thực vật Quốc gia và chứng nhận không có mối nguy An toàn Sinh học (sự cách lý) từ công trùng.

Các container phải được kiểm tra bởi Cục Bảo vệ Thực vật trước khi đóng hàng đảm không có côn trùng và lỗ thông được che kín để ngăn chăn sự xâm nhập của dịch hại.

Tất cả các lô hàng phải được lấy mẩu kiểm tra bởi Bộ Nông nghiệp và Nguồn nước Úc.

Lô hàng phải được kiểm tra và làm sạch bởi các nhân viên                an toàn sinh học tại điểm nhập hàng.

            (2) Bước 2 – Lược đồ chuỗi cung ứng của hai công ty: Lược đồ chuôi cung ứng của hai công ty nhằm xác định tất cả các bên liên quan và các hoạt động của họ, quản lý chất lượng và nguồn gốc và thông tin có sẵn của mỗi bên liên quan dọc theo chuỗi cung ứng. Để có được các thông tin trên, nhóm nghiên cứu đã tổ chức các chuyên khảo sát thực địa đến tất cả các bênh liên quan được lựa chọn bao gồm một công ty, hai nhà cung cấp và 20 trang trại ở tỉnh Long An và một công ty ở Bình Dương. Phân tích chuỗi cung ứng đã được trình bày ở Hình 4;

            (3) Bước 3 – Xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc: Dựa trên phân tích chuôi cung ứng, nhóm tư vấn đề xuất một danh sách thông tin sẵn có tại mỗi bên liên quan của chuôi giá trị và thông tin cần tải lên hệ thống (xem bảng 4). Thông tin được chọn để tải lên hệ thống nhằm mục đích: i) cung cấp thông tin về tất cả các bên liên quan cho các nhà nhập khẩu và người tiêu dung Úc; ii) Kiểm tra chéo giữa các bên liên quan trong chuỗi cung ứng. Mỗi nhóm của các bên liên quan có trách nhiệm tải lên thông tin đã cho quá trình hoạt động của họ. Có hai loại thông tin: i) Thông tin cố định được sử dụng để mô tả các bên liên quan như tên, địa chỉ, liên hệ, giới thiệu ngắn gọn, ảnh, chứng chỉ (VietGAP, GLOG.A.P., HACCP, ISO); ii) Thông tin thay đổi được tạo ra bất cứ khi nào khi có giao dịch mới trong hệ thống. Thông tin cố định có thể được nhóm tư vấn tải lên hệ thống một lần khi thông biến đổi bởi mỗi bên liên quan có giao dich với các công ty xuất khẩu hoặc nhà cung cấp. Bằng cách sử dụng nền tảng dựa trên Blockchain có sẵn và thông tin do nhóm tư vấn cung cấp, Ethitrade tùy chình nền tảng để xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc dành riêng cho thanh long. Một số phiên bản của hệ thống được đưa ra thử nghiệm nội bộ trước khi được các bên kiểm tra công khai.

Bảng 4. Các tiêu chí trình bày trong hệ thống truy xuất nguồn gốc

STT

Tiêu chí

STT

Tiêu chí

1

Tên

15

Nhiệt độ bảo quản

2

Địa chỉ

16

Số thùng carton

3

Điện thoại

17

Xuất khẩu đường biển/hàng không

4

Điện thoại di động

18

Mã số container

5

Email

19

Mã số niêm phong

6

Sản phẩm

20

Mã số vận đơn

7

Mã số nông hộ

21

Cước hàng không

8

Mã vùng trồng (PUC)

22

Số lô

9

Ngày

23

Mã số cơ sở điều trị (TFC)

10

Số lượng

24

Số nhà nhập khẩu (IPN)

11

Kích cỡ túi

25

Nơi đến ở Úc

12

Kích cỡ trái

26

Số Kiểm dịch Thực vật

13

Trọng lường thùng carton

27

Số VietGAP (nếu có)

14

Số nhận dạng cơ sở điều trị (TIN)

 

 

            (4) Bước 4 – Tập huấn cho các bên liên quan sử dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc: Sau khi có phiên bản mô phỏng, nhóm tư vấn bắt đầu đào tạo tập huấn cho tất cả các bên liên quan trong chuỗi cung ứng để sử dụng hệ thống. Để thích ứng với hệ thống truy xuất nguồn gốc mới, các bên liên quan được yêu cầu thay đổi các hành động của họ trong việc vận chuyển, xử lý sơ chế và đóng gói. Thay đổi quan trọng nhất là tách riêng trang trại thanh long theo từng bước từ thu hoạch đến đóng gói. Thanh long từ các trang trại khác nhau được đánh dấu bằng các thẻ màu khác nhau hoặc chứa đựng trong các giỏ màu khác nhau cuối cùng cho phép theo dõi từng loại trái cây trở lại trang trại duy nhất. Không tác trái cây từ đầu, hệ thống Truy xuất nguồn gốc là vô nghĩa.

            (5) Bước 5 – Thực hiện các giao dịch thực tế và hoàn thiện hệ thống truy xuất nguồn gốc: Tất cả các bên liên quan được hướng dẫn để kiểm tra hệ thống bằng cách thực hiện các giao dịch thực tế. Một giao dịch đượcbắt đầu bất cứ khi nào một trang trại bán trái thanh long cho các nhà cung cấp hoặc công ty và kết thúc khi các công ty xuất khẩu đưa thanh long vào container để gửi gửi đến cảng biển biển hoặc sân bay. Các vấn đề xảy ra trong quá trình thử nghiệm được báo cáo cho nhóm tư vấn và sau đó Ethitrade để chỉnh sửa và hoàn thiện hệ thống.

            Cấu trúc của Hệ thống truy xuất nguồn gốc gồm bốn Mô-đun: (1) Mô-đun 1, Người dùng 1: Mô-đun này được sử dụng để tạo và quản lý tất cả ngừi dùng của hệ thống. Một người dùng được cung cấp một tài khoản được tạo bởi quản trị viên. Tài khoản này được sử dụng để đăng nhập vào hệ thống; (2) Mô-đun 2, Các giai đoạn của chuỗi cung ứng: Mô-đun này được sử dụng để nhập  tất cả thông tin sẵn có về các bên liên quan (người dùng) như tên, địa chỉ, giới thiệu ngắn gọn, v.v. Thông tin này được nhập bởi quản trị viên và có thể được chỉnh sửa bất cứ khi nào có thay đổi; (3) Mô-đun 3, Các sản phẩm: Môđun này tạo ra để mô tả về sản phẩm cũng như gói sản phẩm. Trong hệ thống, điều này bao gồm trọng lượng thùng carton, các loại thùng carton và kích thước thùng carton của thanh long. Các công ty khác nhau có thể có các gói khác nhau. Thông tin về sản phẩm và gói sản phẩm có thể được thêm bởi các công ty xuất khẩu; (4) Mô-đun 4, Giao dịch thương mại: Mô-đun này được tạo ra để ghi lại tất cả các giao dịch thương mại xảy ra. Thông tin thay đổi của hệ thống truy xuất nguồn gốc được nhập bởi mọi bên liên quan trong mô-đun này. Bất cứ khi nào một giao dịch được tạo ra bởi một trang trại, mã QR này sẽ đi dọc theo chuỗi cung ứng thông qua mọi bên liên quan lúc sau cho đến khi hoàn tất giao dịch (Dang Duc Chien, 2017).

            Một giao dịch bắt đầu khi một trang trại bán trái thanh long của mình cho các bên liên quan khác. Trang trại sử dụng tài khoản được cung cấp để đăng nhập vào hệ thống trước khi tải lên thông tin về giao dịch bao gồm tên nông trại, sản phẩm (ruột trắng, ruột đỏ), ngày bán, số lượng bán, tên người mua. Sau khi tải lên tất cả các thông tin cần thiết, trang trại lưu và thoạt giao dịch. Vào thời điểm đó, một giao dịch mới được tạo ra trong hệ thống. Trong các giai đoạn tiếp theo, các bên liên quan mua trái thanh long từ những người trước đó phải đăng nhập và nhập tất cả thông tin phần của họ trong hệ thống. Hệ thống được thiết kế để cho phép kiểm tra chéo thông tin được tải lên bởi các bên liên quan khác nhau của chuôi cung ứng. Ví dụ, số lượng nhà cung cấp bán cho công ty xuất khẩu phải thấp hơn hoặc bằng số lượng họ mua từ trang trại, nếu không giao dịch không thể tiếp tục. Tương tự, số lượng xuất khẩu không thể lớn hơn số lượng mua vì luôn có một tỷ lệ nhất định của thanh long được loại bỏ trong quá trình chế biến. Sau khi các nhà xuất khẩu tải lên tất cả thông tin, một giao dịch kết thúc. Các nhà xuất khẩu sử dụng mã QR được tạo ra từ giao dịch này để in ra và dán vào mỗi quả. Mã QR này chứa tất cả thông tin được nhập bởi tất cả các bên liên quan trong chuỗi cung ứng (Dang Duc Chien, 2017).

            Nhìn chung, quá trình thiết lập đặt ra một số thách thức: (1) Không kiểm soát hoàn toàn và toàn bộ nguồn gốc của thanh long: Vì Công ty Yasaka không mua trái cây trực tiếp từ các trang trại, nhưng từ các nhà cung cấp, rất khó để họ đảm bảo rằng thanh long có nguồn gốc mua từ vùng sản xuất đã đăng ký vủng trồng (PUC) được ủy quyền dưới sự quản lý của họ hoặc nhà cung cấp của họ. Có ý kiến cho rằng Công ty không thể kiểm soát việc các nhà cung cấp mua trái cây từ vùng PUC hay bên ngoài PUC. Trong khi đó, Hoàng Phát thực hiện tương đối tốt việc kiểm soát nguồn gốc của thanh long bằng cách mua trực tiếp từ các trang trại; (2) Thực hành quản lý trang trại: Các nhà cung cấp phân loại trang trại thành hai nhóm: “nhà sản xuất thanh long sạch” và “nhà sản xuất thanh long “không sạch””. Thanh long sạch có nghĩa là sản xuất chỉ sử dụng các hóa chất được cho phép (phân bón, thuốc trừ sâu, hóa chất, chất kích thích tăng trưởng) do công ty/nhà cung cấp cung cấp. Trên thực tế, các công ty hoặc nhà cung cấp không có công cụ hiệu quả để giám sát việc sử dụng hóa chất ở cấp độ trang trại (nằm trong hoặc ngoài danh sách hóa chất được cho phép) bên cạnh việc kiểm tra quả trước khi thu hoạch ( do Hợp tác xã Vạn Thành thực hiện) hoặc giám sát trước khi thu hoạc vườn cây (thực hiện bởi Hoàng Phát); (3) Không có sự phân tách rõ ràng giữa thanh long có nguồn gốc từ các PUC khác nhau trong các giai đoạn vận chuyển và sơ chế biến: Đây là các thao tác được thực hiện bởi các nhà xuất khẩu. Về mặt kỹ thuật, các công ty xuất khẩu có thể tách riêng thanh long theo nơi xuất xứ cũng như yêu cầu nhà cung cấp của họ tuân thủ yêu cầu này. Về nguyên tắc, các công ty thu mua trái thanh long từ các trang trại của một PUC cụ thể vào một ngày thích hợp để tạo điều kiệ cho việc kiểm soát nguồn gốc của nó. Tuy nhiên, trong trường hợp mua từ hai trang trại hoặc nhiều hơn hai PUC, việc tuân thủ quy trình/vận chuyển riêng biệt không được tuân thủ nghiêm ngặt; (4) Mức độ truy xuất nguồn gốc trong hai chuỗi cung ứng: Thanh long xuất khẩu sang thị trường ÚC, theo quy định và nguyên tắc hiện hành, chỉ được truy nguyên nguồn gốc tới cấp độ PUC, không phải ở cấp độ trang trại. Yasaka tiến hành truy xuất nguồn gốc tại các trang trại cho thanh long xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Hoàng Phát chưa đưa ra truy xuất nguồn gốc cho các trang trại. Theo đó, yếu tố này cần được xem xét ngay khi thiết lập một hệ thống truy xuất nguồn gốc; (5) Hệ thống quản lý khác nhau giữa hai công ty: Hai công ty khác biệt nhau với hệ thống quản lý thông tin, hệ thống lưu giữ sổ sách và mã hóa (TIN, VHT, số lô xuất khẩu). Điểm này nên được thảo luận với các công ty và nhóm phát triển phần mềm để đạt được một giải pháp chung hoặc chấp nhận sự khác biệt trong hệ thống mã hóa chung cho tất cả (Dang Duc Chien, 2017).

            Trong quá trình vận hành hệ thống, có một số thách thức phát sinh: (1) Thiếu các thiết bị và khả năng truy cập vào Internet: Đây là rào cản lớn nhất đối với việc áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc trong thực tế. Nông dân thiếu các thiết bị cần thiết như điện thoại thông minh hoặc máy tính để có quyền truy cập vào hệ thống. Mối qua tâm khác là nông dân thường thiếu kiến thức và kỹ năng để sử dụng các thiết bị hiện đại như vậy bởi vì họ lớn tuổi hoặc do dự để học những điều mới; (2) Thiếu động lực: Các bên liên quan đôi khi không có động lực mạnh mẽ để áp dụng công nghệ mới trong các hoạt động của mình vì họ phải thay đổi các hoạt động hàng ngày cũng như trang bị các thiết bị mới. Trong dự án này, người tiêu dùng Úc thực sự không yêu cầu các nhà xuất khẩu Việt Nam thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc như vậy. Những cản trở các công ty và các bên liên quan để áp dụng hệ thống ngay từ đầu. Tuy nhiên, về lâu dài với nguồn gốc rõ ràng được hỗ trợ bởi hệ thống truy xuất nguồn gốc dự trên công nghệ Blockchain, người tiêu dùng sẽ đặt niềm tin mạnh mẽ vào các nhà xuất khẩu có thể dân đến nhu cầu cao hơn; (3) Hệ thống không hoàn toàn dựa trên công nghệ Blockchain: Mặt dù ban đầu thiết kế dựa trên công nghệ Blockchain, hệ thống này không thực sự đựa trên Blockchain. Trên thực tế, thông tin vẫn có thể được chỉnh sửa sau khi tải lên hệ thống. Điều này là do thực tế là những sai sót của con người  xảy ra trong quá trình nhập thông tin và cần phải được sữa chửa. Tuy nhiên, tính chính xác của thông tin có thể được đảm bảo bằng cách kiểm tra chéo giữa các bên liên quan (Dang Duc Chien, 2017).

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

EnglishVietnamese